Trẻ nhỏ ở xứ sở anh đào được dạy dỗ khác với trẻ nhỏ các nước khác như thế nào?

Nhật Bản là một trong những nước Châu Á có nền kinh tế vững chải có thể sánh ngang với các cường quốc như Mỹ, Canada, Anh Quốc,…

Tuy hiện đại và tiên tiến bậc nhất, nhưng con người nước Nhật chưa bao giờ quên bổn phận, trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước. Sự đoàn kết và trí tuệ đã giúp một đất nước nghèo nàn về tài nguyên và liên tiếp đối mặt với thiên tai như nước Nhật vươn mình chạm đến những thành tựu của đỉnh cao.

Đây, một phần được tạo nên từ nền giáo dục đặc biệt của xứ sở Mặt Trời Mọc. Cùng khám phá và học hỏi cách nuôi dạy con cái từ người Nhật nhé!.

Nếu có 3 điều để nói về nền giáo dục nước Nhật, Samurai Tour sẽ chọn: “Nhân Cách”, “trách nhiệm” và “Tính Dân Tộc”.

Xem thêm >>> tour Nhật Bản Tết 2018 của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.

1. Một Nền Giáo Dục Đặt Nặng phát triển Nhân Cách Trẻ:

Khi đặt chân đến bất cứ đâu trong đất nước nước Nhật, bạn rất dễ bắt gặp hình ảnh những em bé chỉ chừng học sinh cấp một, đeo cặp, đi  bộ theo từng tốp bằng qua các con phố để đi học. Khác xa với hình ảnh những đứa trẻ ở nhiều nơi, vì còn quá nhỏ nên phụ huynh sẽ đưa đón các bé đi học. Trẻ em nước Nhật được học cách sống tự lập khi còn rất nhỏ, chúng tự đi học hằng ngày mà không cần một người lớn nào đi theo giám hộ.

Những đứa trẻ nước Nhật trong vài năm đầu đời, chúng không phải đối diện với bất cứ kỳ thi kiến thức nào để lên lớp. Vì họ quan niệm rằng  “Tiên học lễ – Hậu học văn”.

Trong thời điểm mà những em bé Nhật cắp sách đến trường, là lúc chúng bắt đầu có những ý thức và nhận thức về mọi thứ xung quanh. Đây cũng là lúc tốt nhất để định hình nhân cách một đứa trẻ. Chính vì vậy nhà trường không đặt nặng về vấn đề kiến thức học vấn, mà chú trọng tới việc giáo dục lễ nghĩa, phép tắc, học cách để trở thành một con người có lợi cho xã hội.

2. Và tinh thần trách nhiệm:

Hiếm có đất nước nào lại có trình độ dân trí đạt đến mức 99,99%. Đây là số liệu cho thấy sự đảm bảo gần như 100% người dân Nhật Bản đều biết chữ. Ngoại việc chỉ học chữ nghĩa, giáo dục nước Nhật lại đào tạo ra các thế hệ trẻ có một ý thức rất cao về trách nhiệm của một công dân Nhật.

Hầu hết các trường học tại Nhật Bản không có nhân viên lao công. Những công việc vệ sinh trong trường, lớp hay thậm chí là nhà vệ sinh đều được phân công cho học sinh trong trường đảm nhiệm. Cách làm này, tạo nên học sinh Nhật Bản một nhận thức về việc bảo vệ môi trường và tôn trọng sức lao động của người khác.

Ảnh: Học sinh đang làm vệ sinh trường, lớp

3. Đặc Biệt Đề Cao Tính Dân Tộc:

Tinh Thần dân dộc của người dân Nhật được cả thế giới biết đến như một sự gắn kết bền vững của từng cá thể khác nhau, tạo thành một đất nước Nhật Bản hùng mạnh

Tuy là một trong những đất nước hiện đại bậc nhất trong khối ASEAN, nhưng những văn hóa cổ đại như rèn chữ bằng bút lông , sử dụng giấy gạo, thơ, ca… vẫn không bị mai một qua nhiều thế hệ. Cũng bởi, học sinh, sinh viên Nhật đều được học cách phải giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là một trong những hình thức giáo dục giúp nhiều thế hệ trẻ bảo tồn nét văn hóa cổ đại của người dân nơi đây.

Ảnh: Em bé Nhật đang luyện chữ

Quan niệm của người khá trái ngược với các nhiều nước trên thế giới. Trong khi nhiều cường quốc khác đề cao về giá trị của bản thân, những kết quả mà bản thân đạt được là do cố gắng, phấn đấu của chính bản thân họ; đối với người Nhật, những thành tựu mà họ đạt được đều nhờ xã hội, cộng đồng, họ thành đạt trong cuộc sống nhờ vào xã hội đã giáo dục họ nên người và trao cho họ cơ hội để thành công.

Chính vì vậy họ luôn cố gắng, và cống hiến hết mình vì xã hội, xã hội có phát triển, thì mới tạo ra cơ hội cho những con người lao động trí óc đạt đến thành công. Điều này cũng giải thích vì sao người Nhật lại vô cùng đoàn kết, vì họ biết rằng sự đoàn kết và tinh thần dân tộc cao, mới giúp cho đất nước phát triển.

Bởi vì ba yếu tố này mà thật không còn gì nghi ngờ đây là đất nước luôn được sự kính trọng từ cư dân khắp nơi trên thế giới.

Nguồn: -st-

Leave a Reply